ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ TĂNG HUYẾT ÁP
Người mắc đái tháo thường đi kèm cùng tăng huyết áp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, như các bệnh liên quan đến mắt, thận, hoặc sẽ làm cho những bệnh này trở nên nguy hiểm hơn. Mặc dù hầu hết những người mắc đái tháo đường, về sau cũng sẽ bị tăng huyết áp, cùng với các vấn đề về tim và tuần hoàn. Nguyên nhân của vấn đề này đó là bệnh tiểu đường làm tổn thương các động mạch và làm cho chúng trở nên xơ cứng lại, hay còn được gọi là xơ vữa động mạch. Điều đó có thể gây ra huyết áp cao, nếu không được điều trị, có thể dẫn đến những vấn đề khác như tổn thương mạch máu, đau tim và suy thận.
So sánh với những người có chỉ số huyết áp bình thường, những người bị tăng huyết áp thường mắc phải:
-
Bệnh động mạch vành hoặc bệnh tim
-
Đột quỵ
-
Bệnh mạch máu ngoại vi, xơ cứng động mạch ở chân và bàn chân
-
Suy tim
Thậm chí ngay cả huyết áp ở mức cao hơn chỉ một chút so với mức bình thường (120/80 với 129/80) cũng có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng bạn có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn gấp 2-3 lần trong vòng 10 năm.
Huyết áp của bạn nên là bao nhiêu?
Các chỉ số ở mỗi người là khác nhau, nhưng hầu hết những người mắc đái tháo đường phải có huyết áp không quá 130/80. Giá trị đầu tiên (130) được gọi là "huyết áp tâm thu", hay còn gọi là huyết áp trong động mạch của bạn khi tim bạn co bóp để vận chuyển máu vào các mạch. Giá trị tiếp theo (80) được gọi là "huyết áp tâm trương", hay còn gọi là huyết áp trong động mạch khi tim bạn nghỉ giữa các nhịp đập, tự vận chuyển máu bên trong cho lần co bóp tiếp theo.
Vì vậy khi nói đến việc ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, việc kiểm soát huyết áp ở mức bình thường cũng quan trọng như việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu của bạn.
Các triệu chứng của tăng huyết áp
Thông thường, tăng huyết áp sẽ không có triệu chứng gì cả. Đó là lý do bạn cần kiểm tra huyết áp thường xuyên. Các Bác sĩ sẽ đo huyết áp cho bạn ở mỗi lần khám và bạn cũng có thể cần phải kiểm tra, theo dõi thêm tại nhà.
Bạn có thể làm gì?
Có nhiều thứ bạn có thể làm để giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và cũng sẽ giúp giảm đi nguy cơ mắc tăng huyết áp:
-
Kiểm soát lượng đường trong máu.
-
Không hút thuốc lá.
-
Ăn uống lành mạnh.
-
Tập thể dục đều đặn.
-
Duy trì cân nặng của bạn ở mức phù hợp.
-
Không được uống nhiều rượu.
-
Hạn chế lượng muối ăn mỗi ngày.
-
Thăm khám bác sĩ thường xuyên.
Điều trị
Hầu hết các bác sĩ sử dụng thuốc ức chế men chuyển (ACE inhibitors) và thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) trước tiên. Mặc dù cũng có nhiều loại thuốc khác điều trị tăng huyết áp, tuy nhiên những loại thuốc này có tác dụng đồng thời ngăn ngừa hoặc làm chậm các bênh lý ở thận đối với người mắc bệnh tiểu đường.

Trên thị trường có một số loại thuốc huyết áp có thể làm cho lượng đường và lipid trong máu của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, sử dụng thuốc huyết áp không đúng cách cũng có thể gây rối loạn cương dương. Vì vậy, bạn nên gặp bác sĩ để có đơn thuốc phù hợp.
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về các biểu hiệu của tăng huyết áp và đái tháo đường bạn có thể đến Phòng khám đa khoa Thái Hòa để được kiểm tra các chỉ số bên trong cơ thể như mỡ máu, HbA1c, chức năng gan, thận. Phòng khám đa khoa Thái Hòa sỡ hữu các thiết bị hiện đại giúp cho việc chẩn đoán chính xác và nhanh chóng.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến trên website: thaihoaclinic.com
BS. CKII. Phạm Viết Thái